Tết Việt là một nét đẹp văn hoá của người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay. Trong khoảng thời gian chào năm cũ, đón năm mới ở đất nước ta có rất nhiều phong tục Tết hay. Hãy cùng tìm hiểu cùng Bếp Nhà Tv về vấn đề này nhé.
Những món dụng cụ không thể thiếu khi làm bánh kem 3 địa điểm du lịch dự sẽ hot trong Tết 2019 Phong tục Tết khó hiểu của các nước trên thế giới
Tết Việt hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, đây là dịp để các gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Cùng ngồi lại tổng kết một năm cũ và ước mong về một năm mới tốt đẹp hơn. Người Việt Nam chúng ta đã và đang gìn giữ rất nhiều những phong tục Tết rất đặc sắc. Cụ thể như:
Tóm Tắc
1. Viếng thăm mộ người thân đã qua đời – phong tục Tết
Bạn biết đấy, khi còn tấm bé, những đứa trẻ người Việt Nam chúng ta được người lớn thường dạy câu nói: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu này có nghĩa, để có được chúng ta hôm nay thì chúng ta phải nhớ đến công lao của ông bà, tổ tiên. Cho nên, vào những ngày cuối năm, dù bận rộn những gia đình Việt nào cũng sẽ dành một chút thời gian đi viếng thăm phần mộ của những người thân đã qua đời.
Để dọn dẹp mộ phần sao cho sạch sẽ. Viếng thăm, để mời những người đã khuất về nhà chung vui với cái Tết cùng con cháu. Đây là một phong tục Tết rất hay của người Việt thể hiện tinh thần hiếu nghĩa đối với bề trên.
2. Tiễn ông Táo về trời – phong tục Tết
Ngày 23 tháng Chạp ( nghĩa là ngày 23/12 âm lịch), nhà nhà tổ chức ngày tiễn ông Táo về trầu trời. Phong tục Tết này bắt nguồn từ một truyền thuyết, nói đến 2 ông 1 bà được dân gian gọi là “Vua bếp”. Con người chúng ta thường dùng lửa để nấu nên những món ăn để nuôi sống gia đình, có sức lực đi làm ăn kinh tế. Cho nên, đối với người Việt, căn bếp rất quan trọng và Vua Bếp được thờ cúng hàng năm.

Ngày 23 tháng Chạp, Vua Bếp sẽ lên thiên đình báo cáo về công tội một năm qua của gia chủ với Ngọc Hoàng Đại Đế. Cho nên, vào ngày này, các gia đình đều mua những con cá chép để Vua Bếp có thể dùng chúng để lên trên thiên đình.
3. Gói bánh chưng, bánh tét – phong tục Tết
Gói bánh chưng, bánh tét chính là một phong tục đặc trưng của những dân tộc theo nền văn minh lúa nước. Cây lúa là cây lương thực, nuôi sống con người. Đối với nhiều đứa trẻ, thời gian gói bánh chưng, bánh tét chính là dịp vui nhất để chúng cảm nhận thấy cái Tết. Cả nhà ngồi quây quần bên nhau. Mẹ chuẩn bị dây buộc, gạo nước và bố ngồi hí hoáy gói bánh chưng. Là một trong những phong tục rất đẹp của người Việt. Và đây cũng là một hình ảnh đẹp tượng trưng cho một mái ấm gia đình.

Những chiếc bánh chưng sẽ được gói gém cẩn thận. Cho thật đẹp để khi luộc xong chúng sẽ được đặt lên mâm thờ cúng tổ tiên. Để mời những người đã khuất thưởng thức. Những gì tinh tuý nhất của một năm qua vất vả làm lụng và về dương thế chung vui với con cháu.
4. Xông đất mồng 1 – phong tục Tết
Theo quan niệm của người phương Đông. Người xông đất ngày đầu năm rất quan trọng. Nếu người xông đất là người có phẩm chất tốt, thành đạt. Thì cả năm gia chủ cũng sẽ thuận buồm xuôi gió trong làm ăn kinh tế, gia đình hạnh phúc. Còn ngược lại, nếu gia đình không có được một người xông đất như ý. Thì nhiều người nghĩ rằng, cả năm gia chủ sẽ lận đận, làm ăn không phát, gia đình lục đục.

Chính vì vậy, người xông đất đầu năm thường được lựa chọn rất kỹ càng. Dù có hơi hướng tâm linh hoá một chút. Nhưng không thể phủ nhận rằng, đây cũng là một phong tục Tết rất đẹp phải không nào.
5. Lì xì mừng tuổi – phong tục Tết
Ngày Tết, những người trong gia đình thường mừng tuổi cho nhau. Người lớn mừng tuổi trẻ nhỏ. Với ý nghĩa chúc các cháu hay ăn chóng lớn. Chăm ngoan học giỏi hơn nữa trong năm mới. Còn người lớn tuổi được mừng tuổi thường có ý nghĩa. Chúc cụ bách niên giai lão, sống lâu – sống khoẻ với con cháu.

Đây là một phong tục tết hay và không hề thiếu trong các gia đình Việt chúng ta mỗi dịp đầu năm mới.
Thường xuyên truy cập vào Bếp Nhà TV để cập nhật những công thức mới nhất.
XEM THÊM:
Những video hướng dẫn nấu ăn mới nhất