Miền Bắc ngoài người Kinh ra còn có rất nhiều các dân tộc anh em khác như Mường, H’Mông, Thái, Dao … Cộng đồng này khiến cho ngày Tết miền Bắc có nhiều món ăn cực phong phú và độc đáo riêng. Ngày hôm nay, Bếp Nhà Tv đưa bạn đi thưởng thức những món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu; của cả một cộng đồng dân tộc ở miền Bắc đất nước ta nhé.
5 cách làm món ăn vặt ngày Tết không thể thiếu trong mỗi gia đình Các món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam Các món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết miền Nam
Tóm Tắc
- 1 Bánh dầy – những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Mông
- 2 Cá nướng – những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Thái
- 3 Bánh chưng – Những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Mường
- 4 Lợn quay – Những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Tày
- 5 Bánh khảo – Những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Nùng
Bánh dầy – những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Mông
Bạn biết đấy, đối với người Mông trong những ngày Tết này; mọi thứ có thể không có nhưng nhà nào cũng phải có một mâm bánh dầy trong nhà. Bánh dầy được làm từ chính những hạt lúa nếp nương mà do bàn tay của người Mông làm ra. Nếu bánh chưng là tượng trưng cho đất thì bánh dầy lại tượng trưng cho trời. Những chiếc bánh dầy vừa trắng, vừa dẻo lại thơm hương lúa mới là một món quà dâng lên mẹ thiên nhiên; cảm ơn ngài vì đã cho chúng ta có một mùa màng bội thu.
Trong những ngày Tết Nguyên Đán của người Mông, họ còn tổ chức các cuộc thi giã bánh dầy. Nếu ai làm được bánh dầy ngon, dẻo và thơm thì sẽ được tặng một phần thưởng hết sức đặc biệt; đó chính là những tràng pháo tay giòn giã của mọi người trong bản.
Cá nướng – những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Thái
Người Thái thường có tập quán sống gần ven các con sông. Họ thường ra bờ sông, bờ suối, trồng rau màu, săn cá. Trong những ngày đầu năm, mâm cỗ của người dân tộc sẽ không thể thiếu món ăn liên quan đến cá. Món cá nướng chính là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc của người dân tộc Thái. Những con cá được xẻ đôi, ướp gia vị đầy đủ và được nướng ngay trên bếp than hồng. Từ mùi tanh tanh, những con cá ấy lại có màu vàng bắt mắt và hương thơm thật tuyệt vời.
Trong con mắt của người dân tộc Thái; những con cá tượng trưng cho Thần Suối đã nuôi sống họ trong những bữa ăn hàng ngày. Cho nên, ngày Tết họ cũng dâng lên tổ tiên, thần linh những con cá to, ngon nhất mà họ bắt được.
Bánh chưng – Những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Mường
Cũng như người Kinh, người dân tộc Mường cũng coi bánh chưng; là một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vào những ngày cận tết, những người Mường trong cùng một bản, tụ hội lại với nhau; đến từng nhà để gói bánh chưng cho nhau. Cứ đi như thế cho tới nhà cuối cùng trong bản thì thôi. Trong những ngày này, tuy bận rộn, mỗi người một chân một tay; nhưng nó lại đem lại không khí rất rộn ràng, náo nhiệt trong mỗi dịp Tết.
Lợn quay – Những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Tày
Lợn quay vốn là món ăn xuất phát từ người dân tộc Tày, đặc biệt là người Tày ở Lạng Sơn. Trong những ngày Tết Nguyên Đán, nhà nào cũng có một con lợn quay để sử dụng trong suốt ngày Tết. Một phần là để gia đình hưởng thụ một cái Tết no ấm; một phần là để thiết đãi khách quý mỗi khi tới nhà chơi.
Người Tày sẽ chọn những con lợn chắc thịt, khoảng chừng 30kg là rất vừa. Chúng sẽ được đem quay chín với than hoa, lá mắc mật. Lợn sẽ được quay trong 3 – 4 tiếng là đã chín và cho mùi hương thơm lừng khắp bản rồi.
Bánh khảo – Những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Nùng
Người Nùng hiện nay còn rất ít, chỉ khoảng chừng 900. 000 người mà thôi. Tuy nhiên, ẩm thực của người Nùng vẫn có những nét đặc sắc nhất định. Chúng rất hài hoà, tinh tế, nhẹ nhàng nhưng lại ấn tượng. Một trong những món ăn ngày Tết miền Bắc của dân tộc Nùng, đó chính là bánh khảo.
Những chiếc bánh khảo được người Nùng làm từ những hạt gạo nếp cho chính mình trồng được. Sau khi hoàn thành, chúng được gói trong những miếng giấy màu nhiều màu sắc rất bắt mắt. Dù được gói rất kỹ, nhưng hương vị thơm thoang thoảng của chúng; cứ như vẫn thoát ra được mà toả ra nhẹ nhàng.