Ẩm Thực Việt Nam ba miền luôn khiến các thực khách tò mò khám phá. Vậy Bếp Nhà TV xin cùng đi tìm kiếm nguyên nhân gì đã tạo nên chúng nhé.
Mỗi một món ăn đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc là biểu hiện lối sống, phong tục tập quán ở nơi đó. Nói về thói ăn nết ở trong gia đình, người Việt Nam xưa cũng đã để lại cho con cháu đời sau này nhiều lời khuyên nhủ qua các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, điển hình như: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Mỗi một đứa trẻ sinh ra, thứ người ta dạy chúng đầu tiên, là dạy cách ăn trước rồi mới dạy nói. Dạy cách ăn là dạy cách sinh tồn nhưng đồng thời cũng là truyền lại những cách ăn của dân tộc Việt Nam cho người con của mình.
Chính vì thế, nết ăn trong cuộc sống của người Việt Nam chúng ta rất được coi trọng nên ẩm thực vì thế mà cũng được đề cao. Tuy nhiên, mỗi vùng miền có sự khác biệt nhất định về ẩm thực. Nguyên nhân cốt lõi tạo ra sự khác biệt trong ẩm thực 3 miền Việt Nam đó chính là quá trình hình thành và phong tục tập quán.
XEM THÊM: Những điều riêng có trong văn hoá ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực miền Bắc – một phần ẩm thực Việt Nam ba miền

Bắc bộ vốn là chiếc nôi của văn hoá Việt Nam, ngày nay người ta đánh giá Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, nhưng thủ đô Hà Nội lại là trung tâm văn hoá – chính trị.
Nếu xét về phương diện văn hoá ẩm thực Việt Nam, tất cả văn hoá ẩm thực miền trung và miền nam đều từ cái nôi này mà ra. Bờ cõi nước ta vốn ở miền Bắc nên bạn có thể thấy rõ rằng, các cố đô của nước ta đều ở miền bắc: cố đô Hoa Lư – Ninh Bình; kinh thành Thăng Long, cố đô Huế … sau này, vì nhiều biến cố lịch sử, ông cha ta mới đi chinh phạt mở rộng bờ cõi tạo nên một dải đất hình chữ S như bây giờ.
Trong suốt quá trình mở mang bờ cõi ấy, người Việt Nam ta vẫn luôn lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời, đặc biệt là văn hoá ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, cũng không ngừng sáng tạo để thích nghi theo điều kiện sống ở một vùng đất mới. Nếu bạn để ý kỹ, vì ngày trước, kinh thành, trung tâm thuộc miền bắc nên người nơi đây thường ăn uống rất cầu kỳ, thanh đạm và các món ăn được nghiên cứu rất kỹ càng. Mọi thứ đều phải được sàng lọc, lựa chọn kỹ càng trước khi sử dụng nên nó đã sớm trở thành chuẩn mực của làng, của cả nước.
Ở miền Bắc nơi không có nhiều kênh rạch chằng chịt, nhưng những con sống chở nặng phù sa đã cho họ có một nguồn “sông sản” vô cùng phong phú. Những con tôm, cua, cá nước ngọt là người bạn đồng hành trong mỗi bữa ăn của người miền Bắc.
Ẩm thực miền Trung – một phần ẩm thực Việt Nam ba miền

Miền trung nơi đất cằn sỏi đá, người miền trung bộc trực, thẳng thắn, bình dị nhưng cũng vô cùng mặn mà. Chính những đặc điểm đó đã ảnh hưởng phần lớn đến ẩm thực miền trung. Một trong số những điển hình của ẩm thực nơi đây, chính là Huế. Đó chính là sự cải tiến, biến đổi của ẩm thực miền bắc sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của miền trung.
Đồ ăn của miền Trung có một hương vị rất đặc biệt, mặn, cay nhiều , màu sắc phối trộn cũng rất khác và rực rỡ hơn những nơi khác. Điều này do chính tính cách con người nơi đây đã trải nhiều nắng gió, khổ cực mà làm nên. Đến miền Trung, dù ảnh hưởng ẩm thực miền bắc nhưng phần cầu kỳ trong món ăn cũng đã bớt đi nhiều.
Ẩm thực miền Nam – một phần ẩm thực Việt Nam ba miền

Đất rừng phương nam vốn là nơi rừng thiêng nước độc, con người khi tới nơi đây khai phá họ phải đấu tranh để sinh tồn, phải học cách sống với cơn thịnh lộ của thiên nhiên, thú giữ, vật độc xung quanh … nên con người ở đây rất rắn giỏi.
Người miền Nam với đặc điểm phóng khoáng, hào sảng và hoang dã nên cũng ảnh hưởng phần nào tới những món ăn của họ. Người miền Nam cực kỳ đơn giản trong cách chế biến món ăn, thích sự tươi ngon, không hề cầu kỳ… Họ thường chế biến những món ăn từ chính những con vật xung quanh mình, họ không ngại ngần ăn thử những con vật lạ, miễn ăn được là được nên mới có sự có mặt của cháo cóc, huyết dơi, thịt chuột … Tuy nhiên, chính những đặc điểm này khiến cho ẩm thực miền nam vô cùng phong phú. Người miền Nam không cầu kỳ, không tính toán và không e dè lại vô cùng chân thật nên những món ăn của họ cũng mang tinh thần như vậy.
Người miền Nam khi chế biến món ăn thường rất đậm đà, thường có các vị chua ( của me), cay, béo ngậy (của dừa) và vị ngọt đậm và đặc trưng. Cũng giống như miền Trung, người miền nam cũng có nền văn hoá ẩm thực xuất phát và ảnh hưởng của miền Bắc nhưng tới đây, những thứ cầu kỳ, sa sỉ đã không còn nữa mà thay vào đó là cuộc sống hoang dã, thú vị hoà cùng với thiên nhiên.
Mỗi khi đào sâu tìm hiểu về lịch sử ẩm thực Việt Nam ba miền, chúng ta càng thêm khâm phục ông cha đã sáng tạo ra một nền ẩm thực vô cùng sống động, nhiều màu sắc. Dù là mỗi một vùng miền có những điểm khác nhau nhưng vẫn không quên chúng ta luôn chảy cùng một dòng máu “con rồng cháu tiên”. Hãy giữ gìn thói ăn, nết ở trong mỗi gia đình sao cho tốt, để không làm mai một những giá trị truyền thống của ông cha ta đã gây dựng trong nhiều năm lập quốc và giữ nước.
Hãy cùng theo dõi những bài viết mới nhất của Bếp Nhà TV nhé:
- Để có công thức của những món ngon nhất
- Video cách làm món ăn vô cùng đơn giản & dễ hiểu
- Bách khoa món chay cho gia đình bạn
- Blog ẩm thực, khám phá ẩm thực quanh ta