I – Người bị đau bao tử, đau dạ dày có nên uống cafe không? Bị đau bao tử, đau…
I – Người bị đau bao tử, đau dạ dày có nên uống cafe không?
Bị đau bao tử, đau dạ dày có uống được cà phê không là một trong những vấn đề còn băn khoăn của rất nhiều người bệnh xoay quanh loại đồ uống này. Trong bài viết hôm nay Mâm Cơm Việt sẽ phân tích kĩ những mặt lợi và hại của cafe với mọi người nói chung và với các bệnh nhân đau dạ dày nói riêng.
Cafe là một loại thức uống quen thuộc, nó được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn như là một cách thư giãn. Thế nhưng, liệu chất caffeine trong cà phê có gây hại gì cho dạ dày hay không. Theo các chuyên gia thì câu trả lời là không.
Đối với một số người, cà phê còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng của đau dạ dày. Trong thành phần của loại thức uống này không chỉ chứa caffeine mà còn tổng hợp rất nhiều hóa chất phức tạp làm tăng cơn đau dạ dày. Chính vì vậy mà người bị đau dạ dày không nên uống cà phê vì những yếu tố sau đây:
1. Tăng tính axit
Cà phê chứa nhiều loại dầu, axit cùng các hợp chất như caffein có thể gây hại cho dạ dày và ruột của bạn bằng cách kích thích lớp lót của chúng. Khi bạn uống cà phê, dạ dày của bạn sản xuất một lượng lớn axit clohiđric (HCl).
Sự sản xuất quá nhiều HCl này đặc biệt rõ ràng nếu bạn uống một tách cà phê khi dạ dày rỗng. Mà thường thì chúng ta lại rất hay làm điều này vào buổi sáng. Thực tế thì buổi sáng có là thời gian tồi tệ nhất để uống cà phê. Cơ thể con người có một khả năng tự hạn chế việc sản sinh axit clohiđric, đặc biệt nếu chúng ta thiếu dinh dưỡng hoặc bị căng thẳng. Nếu uống cà phê thường xuyên, cơ chế này sẽ bị giảm xuống.
2. Đau dạ dày không nên uống cafe vì dễ bị loét dạ dày
Nếu không được điều trị, đau dạ dày nghiêm trọng có thể dẫn đến sự hình thành một lỗ trong lớp lót dạ dày, còn được gọi là viêm loét dạ dày. Tạp chí y khoa Mỹ, số báo tháng 6/2012 đã báo cáo rằng: “Sau khi vết loét hình thành, các chất lỏng và thực phẩm có tính axit có thể gây ra đau đớn nhiều hơn là viêm dạ dày đơn thuần”.
Và việc tiêu thụ quá nhiều cà phê chính là tiền đề gây ra tình trạng này. Cà phê là một chất kích thích nổi tiếng đối với những người bị viêm dạ dày, viêm đại tràng… Các vết loét dạ dày được cho là có nguồn gốc từ vi khuẩn Helicobacter pylori. Trong khi đó, tác động axit của cà phê trên dạ dày có thể giúp cung cấp các điều kiện phù hợp để vi khuẩn tiếp cận với lớp lót dạ dày dễ dàng hơn. Loét gây ra nhiều triệu chứng khác nghiêm trọng hơn như nôn mửa ra máu hoặc một chất đen sẫm tương tự như cà phê, đi ngoài ra máu…
3. Làm mất nước và khoáng chất
Điều này có thể giải thích phần nào cho thắc mắc “đau dạ dày có nên uống cà phê không”. Caffein là một chất lợi tiểu mạnh trong cơ thể người. Với liều lượng lớn, nó có thể làm tăng dịch cơ thể chảy qua thận, dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần, mất nước, mất khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng khác. Mà với việc này thì một số loại thảo dược có thể can thiệp được trong đó điển hình là trà dây.
Sự mất nước do uống cà phê có thể dẫn đến tình trạng tăng cân theo cách vòng tròn. Khi chúng ta mất nước, cơ thể cần phải bổ sung nước nhưng não của thường nhầm lẫn tín hiệu này và cho rằng chúng ta đang đói. Vì vậy, bạn lại đi ăn thay vì phải bổ sung nước. Mà bạn biết đấy, việc ăn quá nhiều và tăng cân thực sự không tốt cho bệnh nhân đau dạ dày chút nào.
4. Ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng vật
Uống cà phê có thể hạn chế khả năng giữ magnesi, canxi, kẽm và các khoáng chất quan trọng khác của thận. Sự hấp thụ sắt trong dạ dày cũng có thể bị suy giảm nặng nếu cà phê được uống cùng lúc với một bữa ăn giàu chất sắt. Tất cả các khoáng chất lại rất cần thiết trong quá trình tiêu hóa của con người.
5. Gia tăng sự căng thẳng
Gia tăng sự căng thẳng là một câu trả lời hoàn hảo nếu bạn vẫn thắc mắc đau dạ dày có nên uống cà phê không. Uống nhiều cà phê sẽ sản sinh ra các hormone stress cortisol, norepinephrine và epinephrine (adrenaline) làm tăng nhịp tim, huyết áp và kích hoạt phản ứng chống lại cơ thể.
Sự gia tăng hormone gây căng thẳng cũng có thể ức chế quá trình tiêu hoá, đặc biệt là ở dạ dày. Điều này là do cơ thể lấy máu và các nguồn lực ra khỏi các quá trình tiêu hóa để chuẩn bị cho một mối đe dọa tiềm ẩn liên quan đến dạ dày.
Đối với nhiều người, cafe là thức uống không thể thiếu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau dạ dày, tốt nhất nên hạn chế tới mức tối đa để bệnh không trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm cách điều trị để bệnh chóng khỏi. Càng để lâu, tình trạng càng trở nên trầm trọng, không chỉ cafe mà có thêm nhiều thực phẩm, đồ uống khác bạn không thể sử dụng được nữa.
II – Làm sao để uống cà phê không gây hại cho dạ dày
Cafe là thức uống phổ biến giúp tỉnh táo đỡ buồn ngủ đã ăn vào nếp sống hàng ngày của người dân Việt Nam đặc biệt trong số đó là dân văn phòng. Nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau dạ dày – viêm loét dạ dày tá tràng. Cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao café lại gây đau dạ dày. Nên dùng thức uống này ra sao để giúp tỉnh táo và không hại cho dạ dày.
Trong café chứa caffein một chất kích thích làm tăng tiết dịch axit dạ dày – đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày phổ biến hiện nay. Người uống café mong được tỉnh táo nhưng vô tình lại khiến bản thân mắc các chứng như mất ngủ, bồn chồn, căng thẳng…Ngoài ra trong café còn chứa các thành phần làm tăng chỉ số huyết áp và nhịp tim.
Café là thức uống nóng nên khi uống sẽ có hại cho dạ dày, thực quản.. Khi thức uống nóng này vào gây ra tình trạng nặng hơn cho các vết trợt, viêm, loét trong dạ dày. Thêm nữa Cafe bẩn tràn lan thị trường hiện nay với những nguyên liệu như đậu tương, ngô rang cháy và các chất phụ gia không rõ nguồn gốc miễn chế biến để ra được mùi vị café gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.
Nói gì thì nói món café dù được cảnh báo gây hại cho dạ dày nhưng khó lòng bỏ hẳn. Để uống café mà không hại dạ dày thì nên chú ý:
III – Đau dạ dày nên uống nước gì tốt?
1/ Nước ép cà rốt
Trong nước ép cà rốt có chứa các thành phần tự nhiên tính kiềm có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giảm thiểu triệu chứng ợ nóng, ợ hơi. Uống nước ép cà rốt là cách đơn giản để đẩy lùi triệu chứng trào ngược acid dạ dày.
Cách làm:
2/ Đau dạ dày nên uống nước gạo rang
Món nước gạo rang là bài thuốc nổi tiếng có tác dụng trị cơn đau dạ dày và ngăn chặn nhanh chóng cơn tiêu chảy, rất an toàn với cả trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ sơ sinh, vì vậy thứ nước này được mọi người đánh giá rất cao.
Bạn chỉ cần mua loại gạo lứt sau đó cho vào chảo rang, tiếp theo bạn cho nước vào là luộc chín đến khi nào gạo nở hết thì thôi. Chắt phần nước gạo rang này cho người đau dạ dày, người bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa uống. Hiệu quả đem lại sẽ rất bất ngờ.
3/ Nước giấm táo
Nhiều người cho rằng giấm táo vị chua vì vậy sẽ không tốt cho người bị đau dạ dày, sẽ dẫn đến loét dạ dày. Tuy nhiên nếu biết cách dùng giấm táo sẽ là phương thuốc hữu hiệu trong việc điều trị cơn đau dạ dày mà bạn có thể áp dụng.
Y học đã chứng minh và cho hay, giấm táo có tác dụng cân bằng acid trong dạ dày, giúp ngăn ngừa hiện tượng ợ nóng hay ợ chua.
Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần pha 1 thìa canh giấm táo với 1 ly nước ấm, cộng với 1 thìa cà phê mật ong và khuấy đều, uống ly nước này sau bữa ăn 30 – 45 phút. Hiện tượng đầy hơi, đau bụng sẽ biến mất nhanh chóng.
Trên đây là một số thông tin giải đáp cho câu hỏi bị đau dạ dày có uống được cà phê không và một số loại nước tốt từ trái cây và các loại thực phẩm khác mà người bệnh nên bổ sung. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp được bệnh nhân nhiều điều trong việc điều trị và phòng tránh.
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe !