Nêm nếm gia vị là việc làm vô cùng quen thuộc đối với mọi người nội trợ trong mọi gian bếp. Tuy nhiên, việc nêm nếm gia vị không đơn thuần như nhiều người vẫn nghĩ, đối với từng loại gia vị nhất định có một cách nêm nếm khác nhau. Để tránh làm cho các chất bổ dưỡng biến đổi thành các loại độc tố hãy luôn ghi nhớ phương pháp nêm nếm 4 loại gia vị thân quen theo đúng các nguyên tắc khoa học.
Cũng giống như mọi loại nguyên liệu khi chế biến các món ăn, gia vị nêm quá nhiều, nêm không đúng thời điểm cũng như việc xử lý gia vị không đúng cách đều có thể làm cho gia vị biến chất, không còn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng ban đầu. Không chỉ vậy, nêm nếm gia vị không đúng cách còn gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của bạn.
Tóm Tắc
Nêm muối như thế nào cho đúng?
Muối là loại nguyên liệu quan trọng, không thể thiếu trong hầu hết các món ăn dùng hằng ngày trong bữa cơm gia đình. Muối cũng là loại gia vị cơ bản nhất trong việc nấu ăn. Nhưng nêm muối hoàn toàn không đơn giản và bạn có biết rằng đối với mỗi món ăn khác nhau mà cách nêm nếm về liều lượng và thời điểm đều khác nhau.

Đối với các món canh bạn nên nấu cho đến khi chất ngọt từ thịt, cá tiết ra rồi hãy nêm muối vào và thời điểm tốt nhất để nêm là khi canh vừa sôi.
Đối với món kho và chiên bạn nên ướp muối vào nguyên liệu trước khi nấu. Cách làm này đảm bảo rằng độ ngọt tự nhiên của thịt, cá hay các nguyên liệu khác không bị giảm sút.
Khi chế biến món luộc, hãy cho muối vào lúc nước vừa sôi rồi mới cho rau củ vào. Muối sẽ giữ màu xanh đẹp mắt cho các loại rau củ, giúp chúng không bị thâm đen, vùa trông đẹp mắt lại vừa giữ được các chất dinh dưỡng.
Còn đối với các món xào bạn hãy cho muối vào dầu ăn, chờ khoảng 1 phút rồi mới cho các loại thực phẩm vào chế biến. Mẹo nhỏ này sẽ giúp loại thải phần lớn độc tố tồn đọng trong muối.
Cách nêm đường chính xác nhất
Bên cạnh muối thì đường cũng là một trong những loại gia vị không thể vắng mặt trong đa số các món ăn thường ngày. Vị ngọt thanh của đường sẽ mang đến một sự hài hòa, cân đối trong vị giác. Tuy nhiên, đường lại rất dễ bị cháy ở nhiệt độ cao và sẽ gây ra nhiều độc tố có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Hãy nhớ rằng không nên nêm đường lúc thức ăn gần chín, đường lâu tan hơn các loại gia vị khác nên món ăn sẽ bị ngọt hơn so với thông thường.

Khi chế biến món kho, bạn nên ướp đường vào các nguyên liệu cho đường thấm vào bên trong và nên đun đường cùng với nước sôi trước khi chế biến. Với các món kho thường phải nấu rất ít nước và có nêm đường nên sẽ rất dễ bị cháy, do đó bạn cần sử dụng lửa nhỏ để tránh làm món ăn bị biến chất. Còn đối với các món canh cần nêm đường thì tốt nhất nên cho đường vào lúc nước vừa sôi.
Nêm bột ngọt như thế nào là đúng?
Bột ngọt dung hòa vị ngọt và mặn trong món ăn, đánh thức hương vị tự nhiên của các nguyên liệu. Tuy nhiên, nêm nếm bột ngọt không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Các chuyên gia về sức khỏe và nhiều tạp chí dinh dưỡng danh tiếng thường khuyến khích các chị em nội trợ, những người làm bếp nên hạn chế sử dụng quá nhiều bột ngọt trong các món ăn vì nó có thể gây chứng đau nửa đầu và mất trí nhớ.

Chắc hẳn bạn vẫn thường dùng bột ngọt để tẩm ướp các loại thực phẩm, đây là việc không nên làm. Đồng thời, bạn cũng không nên nêm bột ngọt lúc lửa lớn vì nhiệt độ cao có thể phân hủy bột ngọt thành các chất độc hại. Cách sử dụng bột ngọt tốt nhất là cho vào khi thức ăn đã chín, lúc chuẩn bị tắt bếp hoặc khi vừa tắt bếp xong. Đối với một số món ăn khác như trộn, gỏi, nộm…bạn nên hòa tan bột ngọt cùng với nước mắm hoặc nước lọc rồi mới cho vào thực phẩm sẽ tốt hơn.
Nước mắm phải nêm nếm ra sao?
Được xem là linh hồn của ẩm thực Việt. Nước mắm có vị đậm đà, hương thơm đặc trưng nhưng lại rất dễ bị biến đổi mùi vị trong quá trình chế biến, chính vì thế để đảm bảo giữ được giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị của nước mắm bạn cần nắm rỏ thời điểm nêm nước mắm.

Đối với các món ăn như súp, cháo hay các món canh thì bạn nên nêm nước mắm khi món ăn đã chín và nên tắt bếp ngay để các món ăn không bị mất đi các chất dinh dưỡng và để không làm món ăn bị chua. Tốt nhất bạn chỉ nên tẩm ướp thực phẩm cùng với nước mắm trước khi chế biến khoảng 30 phút. Nếu bạn ướp nước mắm quá lâu sẽ àm cho món ăn mất ngon. Còn đối với các món ăn khác cần thời gian tẩm ướp lâu hơn như món nướng hay đút lò thì tốt nhất bạn không nên sử dụng nước mắm để ướp.
Hãy cùng theo dõi những bài viết mới nhất của Bếp Nhà TV nhé:
- Để có công thức của những món ngon nhất
- Video cách làm món ăn vô cùng đơn giản & dễ hiểu
- Bách khoa món chay cho gia đình bạn
- Blog ẩm thực, khám phá ẩm thực quanh ta