Gạo lứt huyết rồng có phải là gạo lứt đỏ không, có tốt không?

0
1305

Hiện nay trên thị trường về lương thực, thực phẩm có khá nhiều loại gạo lứt cũng như màu sắc đa dạng, phong phú tùy theo kinh tế của mỗi gia đình. Vì vậy việc trộn gạo lứt vào gạo huyết rồng hay việc nói gạo huyết rồng là gạo lứt đỏ cũng ít ai biết được nếu chúng ta chỉ quan sát bằng mắt thường.

Gạo lứt và gạo huyết rồng có phải là một không? Câu hỏi cho vấn đề này vẫn còn đang gây tranh cãi rất nhiều trong thị trường lương thực, thực phẩm hiện nay. Tác dụng của gạo lứt khác hoàn toàn so với gạo huyết rồng. Dẫn đến nhiều sự nhầm lẫn tai hại cho sức khỏe của chính chúng ta.

So sánh giữa gạo huyết rồng và gạo lứt đỏ

Nếu chỉ nhìn sơ qua thì bạn sẽ thấy gạo lứt và gạo huyết rồng có bề ngoài khá giống nhau về màu sắc. Những người bán hàng thiếu kinh nghiệm nói gạo huyết rồng và gạo lứt là như nhau. Hoặc vì gạo huyết rồng có giá cao hơn gạo lứt  mong muốn được thêm tiền lời doanh thu cao hơn cho bản thân. Tuy nhiên mỗi loại gạo đều khác nhau về công dụng của chúng, cũng như dưỡng chất, chất khoáng có trong từng loại gạo đó.

Theo như nghiên cứu của các thầy thuốc tại Trung tâm Dinh Dưỡng TP.HCM kết luận có rất nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường mắc bệnh nặng thêm. Do nhầm lẫn gạo huyết rồng là gạo lứt. Điều này thật đáng quan ngại cho chúng ta.

gao-lut-huyet-rong-615

Về hình dáng khi quan sát bằng mắt thường thì cả hai loại hoàn toàn có thể phân biệt. Khi bẻ đôi thử hạt gạo, gạo có vỏ ngoài nâu đỏ lõi bên trong trắng thì đó đích thị chính là gạo lứt. Còn vỏ nâu đỏ lõi trong cũng đỏ luôn là gạo huyết rồng. Gạo lứt đỏ có chỉ số đường huyết thuộc vào nhóm trung bình nên rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường sử dụng hằng ngày.

Gạo lứt chế biến thường được xát sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên có màu nâu hơi đỏ. Nếu loại bỏ sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, là loại gạo chúng ta hay ăn thường ngày. Loại này được bày bán rộng rãi tại các chợ. Lớp vỏ lụa có trên lớp cám chứa nhiều dưỡng chất, khoáng chất quan trọng như vitamin E, B1, B3, B6, Mg, Mn, chất xơ, chất sắt.

Gạo huyết rồng có tác dụng gì với sức khỏe

Gạo lứt vô cùng tốt cho sức khỏe chúng ta, tuy nhiên khi đến các cửa hàng gạo tại TPHCM mua gạo lứt bạn vẫn sẽ bị nhầm lẫn và được bán loại gạo huyết rồng có màu nâu đỏ. Thậm chí nhiều người bán còn giải thích đó là loại gạo lứt truyền thống. Trị bệnh còn tốt hơn cả gạo lứt. (điều này là một thiếu sót cho người bán và nhầm lẫn trầm trọng nếu không tìm hiểu kĩ dành cho người mua).

gao-lut-huyet-rong

Loại gạo lứt có tác dụng hữu ích như ngăn ngừa các hoạt động về bệnh tim, viêm khớp, bệnh dạ dày, và giảm cholesterol. Bên trong gạo lứt còn có rất nhiều chất có ích khiến cho cơ thể không hấp thu lượng đường quá nhiều, cũng như kích thích cơ thể chuyển hóa insulin (vi chất có lợi giúp chuyển hóa lượng đường trong máu). Làm cho bệnh tình của các bệnh nhân tiểu đường được cải thiện một cách tích cực hơn.

Còn với giống gạo huyết rồng là loại giống lúa sạ được trồng ở vùng nước ngập sâu, gạo chứa nhiều đạm (protein), sắt, vitamin (nhất là vitamin B1), can xi, kali… nên là thực phẩm lý tưởng để bồi bổ cơ thể.

Gạo huyết rồng thích hợp cho người cần phục hồi sức khỏe, người già, trẻ em, phụ nữ…. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao nhất, có thể xay thành bột cho trẻ ăn dặm, hoặc nấu cháo với thịt và rau củ sẽ cung cấp nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng và vi chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon, mau lớn với đầy đủ các chất.

Còn với người lớn, gạo huyết rồng cải thiện tình trạng thiếu máu, ngăn ngừa loãng xương…Đặc biệt là có khả năng đào thải chất độc trong cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu trong 1 tháng dành ra khoảng 10 ngày ăn gạo huyết rồng (không phải là gạo lứt) thay gạo trắng thì có thể giúp cơ thể giải độc tốt.

Cách nấu gạo huyết rồng và gạo lứt có gì khác nhau?

Với loại gạo lứt thường ăn rất cứng, cần phải nấu lâu mới chín, nhai kĩ. Muốn nấu cơm gạo lứt phải ngâm nước vài tiếng đồng hồ có thể ngâm qua đêm nhưng không quá lâu như gạo nếp, rồi cho vào nồi hầm điện để lâu mới mềm ra cho dễ ăn.

gao-lut-huyet-rong-616

Thì còn với gạo huyết rồng, do giống gạo không cứng nên có thể nấu mà không cần ngâm gạo trước như các giống gạo tẻ bình thường. Ăn thơm ngon, dẻo và bùi, càng nhai càng có vị ngọt và béo bùi. Như vậy, thực chất một số bà con theo phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè đã dùng nhầm lẫn gạo huyết rồng chứ không thật sự dùng gạo lứt.

Gạo huyết rồng với có chỉ số đường huyết cao.

Theo y văn thế giới, giống gạo lứt thuộc loại gạo có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình. Phù hợp với người bệnh đái tháo đường và đối tượng béo phì ăn kiêng vì nó cung cấp nhiều chất xơ giúp tiêu hóa chậm, làm tăng đường huyết từ từ, ổn định đường huyết, cải thiện sức khỏe.

gao-lut-huyet-rong-613

Trong khi đó, theo nghiên cứu ban đầu của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM thông báo kết quả : gạo huyết rồng lại có chỉ số đường huyết thuộc nhóm vô cùng cao (chỉ số đường huyết của gạo huyết rồng là 75,1). Hoàn toàn không thể phù hợp cho bệnh nhân đái tháo đường, vì nếu dùng quá thường xuyên sẽ làm mất ổn định đường huyết trong máu, làm bệnh nhân rất nhanh xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.

Vì vậy, nếu người bệnh đái tháo đường áp dụng phương pháp thực dưỡng gạo lứt muối mè thì cần tìm mua đúng loại gạo lứt chuẩn, tránh mua nhầm gạo huyết rồng, từ chữa bệnh lại thành hại chính mình.