Người bị bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không? Đau dạ dày có nên ăn sữa…
Người bị bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay không?
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua – Sữa chua là một trong những loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khoẻ và cơ thể được các bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày để bổ sung những chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh dạ dày thì vấn đề này khiến họ khá phân vân bởi vì sữa chua có vị chua, họ e ngại dẫn đến tình trạng viêm loét nặng hơn. Vậy thực tế thì người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không, ăn có tốt không? Hãy cùng Mâm Cơm Việt tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết nhé!
1. Vậy, người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Mặc dù là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho cơ thể nhưng đối với những thắc mắc như đau dạ dày ăn sữa chua được không hay đau dạ dày có nên ăn sữa chua là điều thông thường đối với những người mắc chứng đau dạ dày. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu của các bác sĩ gần đây thì sữa chua mang lại nhiều ích lợi trong quá trình ngăn chặn và điều trị bệnh dạ dày.
Theo đó số lượng cũng như nồng độ axit có trong sữa chua hoàn toàn không đáng kể so với lượng axit tồn tại trong dịch vị. Hơn thế nữa loại axit lactic chuyển hoá từ sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng rất phổ biến hiện nay.
Cũng theo những thông tin trong quyển “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” mà bác sĩ David Kessler đã xuất bản thì các vi khuẩn lên men chua có khả năng làm tăng số lượng interferon gamma đem lại khả năng chống lại bệnh tật của hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó các loại vi khuẩn lên men chua này sẽ bám vào niêm mạc đường tiêu hoá làm tiết ra chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng miễn dịch tại chỗ góp phần kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP.
2. Vì sao ăn sữa chua lại tốt cho dạ dày?
Như trên chúng ta đã giải đáp được thắc mắc đau dạ dày có nên sữa chua không, vậy thì tiếp theo hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về những lợi ích thật sự mà sữa chua mang lại cho người đau dạ dày.
Có thể nói nhờ vào các loại vi khuẩn có lợi, đường đôi có nhiều trong sữa sẽ được chuyển hoá thành các loại đường đơn glucose, galactose khi lên men rồi chuyển thành axit lactic. Khi đó một phần axit này tác dụng với canxi cazeinat trong sữa tạo thành axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa.
Trong sữa chua chứa các loại vi khuẩn có thể tạo nên enzym proteaza thúc đẩy sự thuỷ phân protein thành các loại axit amin tự do dễ hấp thụ. Các axit của sữa chua còn có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây lên men thối trong dạ dày. Cuối cùng không thể bỏ qua các chất dinh dưỡng tốt cho người bệnh dạ dày nên ăn như vitamin D, kẽm, sắt hay axit béo omega 3 xuất hiện trong một vài loại sữa chua.
Nói về axit lacitc có trong sữa chua, nó sẽ làm tăng khả năng tiêu hoá thức ăn, hạn chế sự khó tiêu, đầy bụng rất thích hợp cho người đau dạ dày. Hơn thế các lợi khuẩn mà sữa chua có được cũng giúp làm sạch đường ruột, tấn công những vi khuẩn gây hại, kích thích quá trình tiêu hoá nhanh chóng. Sữa chua cũng sẽ giúp bạn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày.
Bởi vì những lý do trên, sữa chua hoàn toàn là một loại thực phẩm bổ dưỡng phù hợp cho những người mắc bệnh dạ dày giúp giảm sự viêm loét và kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn.
3. Ăn sữa chua thế nào tốt cho người đau dạ dày?
Ăn sữa chua đúng cách là một điều kiện quan trọng để hỗ trợ việc điều trị bệnh dạ dày một cách hiệu quả nhất, vì thế bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
– Không ăn sữa chua khi đói: đối với những người đang khoẻ mạnh thì ăn sữa chua lúc đói có thể gây kích thích lên niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng đau rát ở vùng thượng vị. Do đó tốt nhất bạn nên ăn sữa chua vào bữa tối sau khi dùng cơm khoảng 1 – 2 tiếng.
– Bạn có thể kết hợp sữa chua với một số loại thực phẩm để có được giá trị dinh dưỡng cao hơn, điển hình như ăn kèm sữa chua cùng bánh mì, dâu tây, bánh bao… Nhưng hãy chú ý nếu như kết hợp sữa chua và thịt hun khói, xúc xích, thuốc kháng sinh, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt… sẽ phản tác dụng gây nên tình trạng táo bón, tạo điều kiện để bệnh dạ dày tấn công cơ thể.
– Sữa chua không nên hâm nóng lại trước khi dùng vì như thế sẽ khiến lợi khuẩn và chất dinh dưỡng cần thiết bị mất đi. Trường hợp bạn đang viêm họng thì chỉ cần lấy ra khỏi tủ lạnh, đợi nguội đi là dùng được.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trong bài viết trên bạn có thể giải đáp được thắc mắc đau dạ dày có nên ăn sữa chua không từ đó có được một chế độ ăn uống hợp lý, hỗ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn.
Hãy lưu lại những thông tin này và cùng chia sẻ nó với gia đình và bạn bè để mọi người cùng biết nhé!